Thuốc kích thích mọc tóc được nhiều người sử dụng để cải thiện tình trạng rụng tóc, thưa tóc, hói đầu. Sự tiện lợi, dễ mua, dễ sử dụng là những điểm cộng cho sản phẩm này. Tuy vậy, một thắc mắc mà không ít người đề cập đến là liệu rằng có chữa hói đầu di truyền bằng thuốc được không? Nếu có chung băn khoăn này thì hãy cùng tìm lời giải đáp ở bài viết này nhé!
Thuốc mọc tóc là loại thuốc hỗ trợ điều chỉnh nồng độ testosterone cân bằng và bổ sung các dưỡng chất nuôi dưỡng da đầu, chân tóc.
Thành phần chính của thuốc mọc tóc là minoxidil - hoạt chất được khoa học chứng minh và FDA phê duyệt có khả năng điều trị hói đầu và rụng tóc ở nữ giới. Bên cạnh đó, tùy vào từng sản phẩm cụ thể sẽ có các dưỡng chất như protein, vitamin B, C, axit amin, sắt, kẽm…
- Thuốc mọc tóc dạng viên uống hàng ngày: bổ sung nhiều vitamin và dưỡng chất cần thiết cho tóc, tuy nhiên về bản chất chỉ có làm tóc thêm mọc nhanh chứ không thể tạo ra một mái tóc dày với chân tóc mới.
- Thuốc mọc tóc dạng dung dịch: thuốc xịt, tinh dầu, dầu gội, thuốc bôi bên ngoài da đầu, chỉ có tác dụng làm mượt khỏe tóc, rất ít tác dụng với chân tóc, đôi khi còn gây viêm nhiễm da đầu.
- Công dụng của thuốc mọc tóc
Hói đầu di truyền là bệnh lý rụng tóc do sự mất cân bằng hormone testosterone và Dihydrotestosterone (DHT). Vì có tính trội nên bệnh lý này có thể truyền cho các thế hệ sau, nhất là ở nam giới.
Những người mang gen hói di truyền, lượng DHT luôn ở mức cao. Đây chính là “kẻ thù” gây suy yếu tế bào mầm tóc, làm gián đoạn quá trình mọc tóc. Nang tóc khi bị tấn công sẽ bị co lại, các lớp màng bảo vệ da đầu dày hơn sẽ cản trở quá trình lưu thông máu từ các mao mạch đến nuôi dưỡng nang tóc. Hậu quả, phần gốc của sợi tóc là nang tóc không đủ dưỡng chất sẽ teo dần khiến tóc mọc yếu, mảnh và rụng nhanh.
Tóc rụng xuất phát từ hai bên thái dương lan dần đến trán, đường tóc trán “biến mất” tạo thành kiểu hói chữ M. Nếu không can thiệp kịp thời, đến khi tế bào mầm tóc bị tiêu hủy, nang tóc cũng biến mất, tóc sẽ không còn cơ hội hồi sinh.
Có đến 20% người mang “gen rụng tóc” sẽ bắt đầu bị rụng tóc từ tuổi 20. Trước đây, rụng tóc di truyền phải mất từ 15-20 năm mới thành hói đầu thì ngày nay khoảng cách ấy càng ngắn lại, có trường hợp chỉ từ 3-5 năm.
Trung bình cứ 5 người hói đầu di truyền thì có 1 người bắt đầu bị rụng tóc từ tuổi 20. Mỗi người có thể nhận biết nguy cơ hói đầu thông qua một số dấu hiệu như:
Bệnh hói đầu cũng có thể gây ảnh hưởng đến móng tay và móng chân như xuất hiện những vết lõm, vết đốm, đường kẻ trắng trên bề mặt móng; móng thô ráp, mất độ bóng, dễ gãy và chẻ đôi.
Nếu có những dấu hiệu bất thường trên, bạn không nên chủ quan mà hãy nhanh chóng tìm hiểu cách chữa hói đầu di truyền trước khi bệnh tình trở nặng và khó phục hồi.
Thuốc mọc tóc ngày càng trở nên phổ biến cùng với những lời quảng cáo hấp dẫn. Thế nhưng, chỉ khoảng 1/3 số người sử dụng thuốc mọc tóc nhận thấy được hiệu quả ban đầu. Hầu hết trong số đó đều là trường hợp hói đầu, rụng tóc do thiếu chất, bệnh lý đơn thuần. Đối với nguyên nhân do sự mất cân bằng hormone khiến rụng tóc di truyền thì công dụng của thuốc mọc tóc rất khó phát huy.
Đặc biệt, thuốc mọc tóc chỉ có tác dụng khi phần nang tóc còn tồn tại. Đây là phần sống duy nhất của sợi tóc, nằm sâu bên trong da đầu giữ chức năng sản sinh và nuôi dưỡng các sợi tóc khỏe mạnh. Trong khi hói đầu lại chính là khi các nang tóc bị tổn thương nặng hay hoại tử. Việc mất đi phần gốc rễ của sợi tóc sẽ khiến thuốc không mang đến bất cứ sự thay đổi nào.
Như vậy, việc sử dụng thuốc mọc tóc để chữa hói đầu di truyền sẽ gần như là tốn công vô ích.
Liên quan đến yếu tố gen, hói đầu di truyền có chữa được không? Thực tế, bệnh hói đầu di truyền hiện không thể chữa trị triệt để. Tuy nhiên, bạn có thể kiềm chế tốc độ phát triển của bệnh và khắc phục nhược điểm hói đầu bằng nhiều cách như:
Bí quyết tuyệt vời nhất để phòng ngừa rụng tóc là bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng (protein, vitamin B, C, axit amin, sắt, kẽm…) thông qua thực đơn ăn uống hàng ngày hoặc từ các viên uống dưỡng tóc. Đặc biệt bổ sung vitamin H (Biotin) và vitamin B5 (axit pantothenic) - hai thành phần không thể thiếu cho sự chắc khỏe của tóc.
Tình trạng stress dai dẳng, lạm dụng bia rượu, hút thuốc nhiều, thức khuya… khiến tế bào mầm tóc thoi thóp dần, từ đó quá trình hói đầu diễn tiến nhanh và trầm trọng hơn.
Bởi vậy, để tránh gây áp lực quá nhiều lên mái tóc vốn đã yếu ớt, bạn cần giữ lối sống lành mạnh, giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh xa các thói quen có hại cho tóc.
Cấy tóc tự thân là phương pháp chữa hói đầu di truyền phù hợp trong những trường hợp nang tóc đã bị tổn thương nặng hoặc đã hoại tử không có khả năng mọc lại tóc.
Cấy tóc tự thân là công nghệ cấy tóc sử dụng chính những nang tóc chắc khỏe (thường là nang tóc sau gáy) làm nguyên liệu để cấy trực tiếp vào phần da đầu thưa, hói bằng bút cấy chuyên dụng đường kính siêu nhỏ, giảm thiểu tối đa xâm lấn.
Xem thêm hình ảnh cấy tóc tự thân: https://cayghepthammy.com/thu-vien/cay-toc-tu-than/
Sử dụng nang tóc của chính người bệnh làm nguyên liệu sẽ tăng độ tương thích, giảm đào thải, dị ứng và nhanh chóng phục hồi. Tóc sau khi cấy khoảng 7-9 tuần sẽ bắt đầu mọc mới. Đây là tóc thật, mang đặc tính tự nhiên vốn có và tuổi thọ trọn đời.
Cấy tóc là một thủ thuật y khoa nên đòi hỏi rất cao về kỹ thuật cũng như tay nghề của bác sĩ. Ngoài ra, không phải ai cũng có thể tiến hành cấy ghép tóc tự thân. Điều kiện để cấy tóc tự thân bao gồm:
Trị hói đầu bằng cấy tóc tự thân có thực sự hiệu quả. Phương pháp này đem lại tỷ lệ nang lông sống sót đạt trên 95%; quá trình cấy không đau, không để lại sẹo, thời gian phục hồi nhanh.
Trên đây là tổng hợp của chúng tôi giúp giải đáp thắc mắc “Chữa hói đầu di truyền bằng thuốc có được không?”. Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp bạn lựa chọn được phương pháp làm đẹp mái tóc và ngoại hình phù hợp.
Chúc bạn thành công!