Đối tượng không phù hợp với công nghệ cấy tóc tự thân

Cấy tóc tự thân là một giải pháp toàn diện giúp khắc phục vấn đề rụng tóc, tóc thưa mỏng, hói đầu, sẹo da đầu. Nhưng có phải ai cũng phù hợp để thực hiện công nghệ này?

1. Rụng tóc thời kỳ đầu

Khi nhận thấy dấu hiệu rụng tóc bất thường hơn 100 sợi/ngày, kéo dài 2-3 tháng liên tiếp. Bạn nên tới các phòng khám chuyên khoa để kiểm tra tình trạng và xác định chính xác nguyên nhân. Tại thời điểm này, tóc chưa thưa thớt, trán chưa dịch lên cao một cách rõ ràng nên có thể áp dụng một số liệu pháp tự nhiên. Đồng thời kết hợp chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt điều độ, ăn uống lành mạnh. Từ đó, điều chỉnh và giảm thiểu tình trạng rụng tóc.

2. Những người bị rụng tóc quá nhiều

Image

Những người có cơ địa rụng tóc nhiều, sau khi cấy tóc, ban đầu có thể xuất hiện tình trạng tóc rụng với số lượng lớn và vùng hói mới, ảnh hưởng tới kết quả thủ thuật. Kiến nghị nhóm đối tượng này nên dùng thuốc để khống chế, đợi đến khi tình trạng rụng tóc được cải thiện và ổn định trở lại thì mới tiến hành cấy tóc.

2 loại thuốc thông dụng trị rụng tóc là Finasteride (thuốc uống) và Minoxidil (thuốc bôi).

⏩ Finasteride: Ức chế hoạt động của 5α, do đó ức chế sản xuất DHT, và làm chậm quá trình rụng tóc hormone nam gây ra.

⏩ Minoxidil: Thúc đẩy tái tạo nang tóc và tăng trưởng tóc bằng việc tăng cường lưu thông máu ở da đầu.

2 loại thuốc trên tuy có tác dụng trị rụng tóc nhưng trước khi sử dụng, bạn hãy cân nhắc đến các tác dụng phụ của chúng và tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về liều dùng trước khi sử dụng.

3. Rụng tóc cấp độ 7

Image

Tiền đề của cấy tóc là nguồn nang tóc ở phía sau đầu vẫn còn nhiều. Vì thế người bị rụng tóc cấp độ 7 không có đủ tóc ở các vùng hiến tóc nên hiệu quả cấy tóc sẽ không được như mong đợi.

4. Hói thể mảng

Hói thể mảng là chứng rụng tóc cục bộ xảy ra đột ngột. Những người trẻ tuổi và trung niên dễ bị rụng tóc do áp lực công việc và cuộc sống. Các nguyên nhân gây ra rụng tóc có thể là do di truyền, stress, rối loạn nội tiết, ăn uống thiếu dưỡng chất, thói quen chăm sóc tóc và tự miễn dịch. Đầu tiên, hãy xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh.

Một số nghiên cứu cho thấy nhiều bệnh nhân mắc chứng rụng tóc có thể tự chữa lành. Không nên cấy tóc khi không chắc chắn liệu tóc có mọc lại được hay không? Thông thường, sau 6 tháng, tình trạng rụng tóc không cải thiện, nang tóc được xác nhận là hoại tử và đáp ứng các điều kiện thì bạn mới cần thực hiện thủ thuật cấy tóc.

5. Vết thương do bỏng vừa lành

Khi bạn mới bị bỏng hay đang trị bỏng ở da đầu thì không nên cấy tóc. Bởi mô dưới da lúc này rất yếu và cung cấp máu bị tổn thương nghiêm trọng. Vì thế sẽ không thể cung cấp môi trường và dinh dưỡng cho sự phát triển khỏe mạnh của nang tóc. Tỷ lệ sống sót cũng sẽ giảm đi rất nhiều.

Nói chung, sau khi vết sẹo đã lành hẳn các bác sĩ sẽ kiểm tra da đầu và vết sẹo của bạn xem có đủ điều kiện để thực hiện cấy ghép hay không? Ví dụ như đủ nguồn nang tóc phía sau đầu để cấy tóc không? Lưu lượng máu dưới vết bỏng là bình thường?...

6. Người chống chỉ định cấy tóc

Phụ nữ đang mang thai, cho con bú, thời kỳ kinh nguyệt, đang gặp vấn đề về máu đông, bệnh tim, huyết áp cao, tiểu đường, rối loạn tâm thần, rối loạn chức năng phổi và thận nặng, nhiễm trùng, bệnh truyền nhiễm,... đều không nên thực hiện cấy tóc tự thân.

Do đó, chúng tôi khuyến cáo trước khi cấy tóc tự thân cần tham khảo ý kiến ​​bác sĩ chuyên khoa để xem có đáp ứng đủ điều kiện thực hiện thủ thuật hay không? Không chỉ đảm bảo an toàn cho bản thân mà còn tăng hiệu quả thẩm mỹ về sau.